-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Trầm cảm sau sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh
Trầm cảm sau sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh
Nguyên nhân gây trầm cảm sau khi sinh
- Hormone thay đổi đột ngột (nội tiết tố)
- Mất ngủ/ thiếu ngủ
- Di truyền (có người thân bị trầm cảm)
- Sang chấn tâm lý (những vấn đề tâm lý như mâu thuẩn vk ck, mẹ ck nàng dâu, phải chăm con 1 mình hay vấn đề tài chính khó khăn...)
Trầm cảm nếu nhẹ sẽ làm mẹ mất sữa nặng thì ảnh hưởng đến con hoặc nguy hiểm hơn có thể gây hành vi bỏ bê, hành hạ con hoặc có ý nghĩ, hành vi tự huỷ hoại bản thân và người khác
Cách phòng tránh
- Chuẩn bị kiến thức, tài chính, tinh thần, tâm lý trước khi làm mẹ
- Khám sức khỏe tổng quát và sàng lọc trước và sau sinh
- Bổ sung dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh từ khi mang thai.
- Tham gia các lớp học tiền sản dành cho vợ và chồng, thai giáo cho bé trong thai kì để con sinh ra ngoan ngoãn dễ nuôi thì mẹ cũng đỡ vất vả.
- Suy nghĩ thoải mái, cởi mở, chia sẻ với gia đình, người thân bạn bè, yêu cầu được giúp đỡ khi cần thiết đặc biệt là từ người chồng.
- Dành thời gian ngủ đủ giấc và chăm sóc bản thân, yêu thương bản thân, có thể thuê người giúp việc nếu bạn phải chăm con 1 mình.
- Thường xuyên trò chuyện cùng con
- Tập thể dục, ra ngoài đi dạo để cơ thể khoẻ khoắn năng lượng
*Khi có các triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, gắt gỏng, cảm thấy trống rỗng, hay buồn, khóc, lo lắng, sợ hãi, không muốn ăn, không muốn gặp ai, bỏ bê con hoặc bản thân, khó chịu với người thân, giảm ham muốn hay có suy nghĩ ko hay mình nhận định được nghĩa là còn nhẹ thì phải tìm cách chữa ngay.
Có thể dùng Các Phương Pháp Điều Trị Như: trị liệu tâm lý và sự hỗ trợ, quan tâm của những người xung quanh. Ngoài ra bản thân người Mẹ tập suy nghĩ tích cực, yêu thương chăm sóc bản thân nhiều hơn, nặng hơn thì phải sử dụng thuốc nếu cần thiết theo chỉ định của BS.